Ngoài Đảng chưa dễ được làm cán bộ
Muốn tham gia bộ máy quản lý Nhà nước, phải là Đảng viên, đó gần như một tư duy thường trực trong công tác cán bộ, mặc dù không có chủ trương nào quy định.
Như vậy, chủ trương sử dụng nhân tài ngoài Đảng đã được thực hiện từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trải qua 9 năm kháng chiến chống Pháp và nhiều năm tiếp theo của giai đoạn chống Mỹ. Nhưng sau này, nhất là khi đất nước đã thống nhất, cả nước sạch bóng quân thù thì việc sử dụng cán bộ lại chỉ tập trung vào người trong Đảng.
Bản thân tôi khi còn làm Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng mới chỉ đồng ý người ngoài Đảng giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng còn từ cấp cục, vụ trở lên thì chưa.
Khi giới thiệu cán bộ, tôi vẫn xem người đó phải là Đảng viên như một tiêu chuẩn của điều kiện cần, rồi sau đó lại trăn trở đặt ra câu hỏi: “Tại sao phải như thế?”.
![]() |
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đặng Hùng Võ. |
Từng có Phó chủ tịch nước là người ngoài Đảng
Khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bố trí một người ngoài Đảng vào cương vị Phó chủ tịch nước: cụ Huỳnh Thúc Kháng. Bác cũng đã mời những người từng giữ trọng trách trong bộ máy của chính quyền cũ như Thượng thư Bộ hình Bùi Bằng Đoàn, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại tham gia vào bộ máy chính quyền cách mạng.
Tiếp nữa, nhiều nhân sĩ, trí thức lớn ngoài Đảng như các cụ Phan Anh, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Trần Đại Nghĩa cũng được Bác trọng dụng vào cương vị Bộ trưởng.
Tiếp nữa, nhiều nhân sĩ, trí thức lớn ngoài Đảng như các cụ Phan Anh, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Trần Đại Nghĩa cũng được Bác trọng dụng vào cương vị Bộ trưởng.
Như vậy, chủ trương sử dụng nhân tài ngoài Đảng đã được thực hiện từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trải qua 9 năm kháng chiến chống Pháp và nhiều năm tiếp theo của giai đoạn chống Mỹ. Nhưng sau này, nhất là khi đất nước đã thống nhất, cả nước sạch bóng quân thù thì việc sử dụng cán bộ lại chỉ tập trung vào người trong Đảng.
Hiện nay, Đảng ta đã nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối toàn bộ đất nước và dân tộc, toàn bộ hệ thống chính trị. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần đổi mới công tác cán bộ sao cho tận dụng được toàn bộ sức mạnh của dân tộc, để phát triển đất nước nhanh hơn, mạnh hơn. Do vậy, ranh giới chính trị giữa người trong Đảng và người ngoài Đảng cũng cần được đặt ra cụ thể hơn.
Nói rõ hơn, cương vị quản lý nào cần bảo đảm chắc chắn quan điểm chính trị, chất lượng chính trị thì phải bố trí Đảng viên nắm giữ. Còn lại những cương vị quản lý mang tính ngành nghề chuyên môn thì có thể giao cho người hiền tài ngoài Đảng thực hiện. Lúc đó, chúng ta sẽ huy động được nhiều người hiền tài tham gia bộ máy quản lý, thuận lợi hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nói rõ hơn, cương vị quản lý nào cần bảo đảm chắc chắn quan điểm chính trị, chất lượng chính trị thì phải bố trí Đảng viên nắm giữ. Còn lại những cương vị quản lý mang tính ngành nghề chuyên môn thì có thể giao cho người hiền tài ngoài Đảng thực hiện. Lúc đó, chúng ta sẽ huy động được nhiều người hiền tài tham gia bộ máy quản lý, thuận lợi hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhớ lại cách đây khoảng chục năm, lúc đó đã có ý kiến bàn định về việc lựa chọn người ngoài Đảng giữ cương vị Bộ trưởng ở một số bộ (như giáo sư Võ Tòng Xuân có thể giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, giáo sư Tôn Thất Bách có thể giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Y tế). Nhưng từ đó đến nay ta vẫn chưa có Bộ trưởng nào ngoài Đảng.
Trong khi đó, cách đây vài năm, tại Trung Quốc, một đất nước có nhiều nét tương đồng về chính trị với Việt Nam, đã có một số người ngoài Đảng được giao giữ cương vị Bộ trưởng. Thực tế này cho thấy việc trọng dụng người hiền tài, nhất là người hiền tài ngoài Đảng cũng cần phải đổi mới tư duy hơn nữa, cần sự thực tâm cầu hiền hơn nữa.
Tiêu chí lựa chọn còn mang tính hình thức
Trong khi đó, cách đây vài năm, tại Trung Quốc, một đất nước có nhiều nét tương đồng về chính trị với Việt Nam, đã có một số người ngoài Đảng được giao giữ cương vị Bộ trưởng. Thực tế này cho thấy việc trọng dụng người hiền tài, nhất là người hiền tài ngoài Đảng cũng cần phải đổi mới tư duy hơn nữa, cần sự thực tâm cầu hiền hơn nữa.
Tiêu chí lựa chọn còn mang tính hình thức
Công tác cán bộ hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra. Quy trình tuyển chọn cán bộ, để chọn người hiền tài đang có vấn đề khiến chúng ta không lựa chọn được phương án tốt nhất để đưa những người có năng lực thực sự vào mọi vị trí quản lý trong bộ máy nhà nước.
Có thể nói tiêu chí lựa chọn cán bộ hiện nay còn mang tính hình thức nhiều hơn nội dung. Tiêu chí về bằng cấp là một tiêu chí hình thức, trong khi điều quan trọng là thực học đến đâu. Tiêu chí tuổi tác cũng là hình thức, nội dung là sức làm việc và khả năng công hiến. Khi sử dụng những tiêu chí hình thức thường hay dẫn tới những gian dối để có hình thức cần thiết đó, trong khi gian dối không bao giờ thay đổi được nội dung.
Có thể nói tiêu chí lựa chọn cán bộ hiện nay còn mang tính hình thức nhiều hơn nội dung. Tiêu chí về bằng cấp là một tiêu chí hình thức, trong khi điều quan trọng là thực học đến đâu. Tiêu chí tuổi tác cũng là hình thức, nội dung là sức làm việc và khả năng công hiến. Khi sử dụng những tiêu chí hình thức thường hay dẫn tới những gian dối để có hình thức cần thiết đó, trong khi gian dối không bao giờ thay đổi được nội dung.
Cơ chế hiện tại khó phát hiện được người hiền tài, hơn nữa khá đông người trong cương vị cán bộ cũng không muốn nhận việc khó để làm. Nếu người hiền tài nắm giữ cương vị lãnh đạo thì người đó cũng chọn cấp dưới là những người hiền tài. Mà đã là người thực sự hiền tài thì họ không ngại việc khó, không ngại áp dụng những giải pháp đột phá. Lúc đó, công việc và hiệu quả thực được đặt lên hàng đầu để xem xét giá trị của cán bộ và bộ đó hay tỉnh đó phát triển mạnh là tất yếu.
Cần có quyết tâm cao trong đổi mới công tác cán bộ
Cần có quyết tâm cao trong đổi mới công tác cán bộ
Hiện nay, nếp nghĩ của mỗi cán bộ quản lý đều cho rằng, các vị trí cán bộ trong bộ máy quản lý Nhà nước đều phải là Đảng viên. Tôi cho rằng, nếp nghĩ đó như một quán tính, một sức ì từ những tư duy bao cấp còn lại. Hơn nữa, đề xuất một Đảng viên sẽ nhận được sự đồng thuận cao hơn và “an toàn” hơn cho người giới thiệu. Vì vậy, muốn đổi mới công tác cán bộ thì cần phải có một chủ trương chính trị của lãnh đạo cấp cao. Vấn đề thu hút người hiền tài cho bộ máy lãnh đạo cần được xem xét kỹ lưỡng và có chủ trương cụ thể.
Trong năm qua, nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của đất nước cũng đã có phát biểu về cơ chế thu hút người hiền tài làm việc cho đất nước. Việc thử nghiệm cơ chế bầu trực tiếp lãnh đạo ở một số cấp địa phương đã được Quốc hội thông qua, một số bộ cũng đưa ra cơ chế thi tuyển lãnh đạo. Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng của quá trình đổi mới công tác cán bộ, chuyển dần được từ các tiêu chí hình thức sang tiêu chí nội dung.
Muốn đi tới được mục tiêu thì không có cách nào khác là phải có bước đi. Cần thử nghiệm nhiều cách làm, nhiều tiêu chí để đưa ra được những gì thực chất nhất trong mục tiêu tìm kiếm người hiền tài cho đất nước.
Muốn đi tới được mục tiêu thì không có cách nào khác là phải có bước đi. Cần thử nghiệm nhiều cách làm, nhiều tiêu chí để đưa ra được những gì thực chất nhất trong mục tiêu tìm kiếm người hiền tài cho đất nước.
“Các bậc hiền tài xưa nay vốn là những nhân cách lớn, không màng danh lợi và rất nhạy cảm với những cư xử bất nhã. Do đó, người tài thường “đỏng đảnh”, khó dùng, khó khai thác. Thế nên, điều quan trọng để thu hút người thực tài là phải có thực tâm, coi trọng cái thực tài và cũng phải giao việc xứng với những người thực tài này”. Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đặng Hùng Võ. |
Theo www.baodatviet.vn
0 comments:
Post a Comment